Sàn gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn để lát sàn nhà, sàn công ty,…Đây được xem là kiểu sàn tôn lên sự sang trọng, lịch sự cho nội thất nhà ở hay chỗ làm. Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo sản phẩm ra sao? Cách chọn sản phẩm tốt như thế nào? Đọc ngay bài viết để biết thêm chi tiết!
Sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp?
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là thiết bị về nội thất được chế tạo ra bằng cách ép, nén bột gỗ tự nhiên theo tỷ lệ 80 tới 85% gỗ nguyên chất, còn lại 10-15% là chất phụ gia, chất kết dính…Để từ đó, tạo lên những tấm gỗ HDF có khả năng thay hoàn toàn vật liệu làm sàn truyền thống .
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Thông thường, sàn gỗ công nghiệp được tạo nên từ 4 loại lớp chính:
- Lớp Melamine resins
Nằm ở vị trí trên cùng của tấm sàn. Chúng có tác dụng giúp chống xước, chống nước tràn vào bề mặt sàn cực tốt.
- Lớp phim chứa vân gỗ
Lớp phim chứa vân gỗ có thể nhìn thấy trực tiếp, giúp tạo nên điểm nhấn, phong cách nội thất cho không gian nhà ở, văn phòng khi lắp loại sàn gỗ công nghiệp.
- Lớp cốt gỗ
Lõi cốt gỗ là phần không thể thiếu để làm nên sàn gỗ công nghiệp. Có nhiều loại cốt gỗ khác nhau, song được ưa chuộng nhất chính là HDF.
Cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard) được làm từ 80-85% bột gỗ tự nhiên. Tùy theo từng hãng sản xuất mà mật cốt gỗ này sẽ khác nhau. Nếu tỷ lệ HDF càng cao thì sàn sẽ có độ cứng, bền vững, chịu nước cao.
- Lớp đế bằng nhựa tổng hợp
Là lớp giúp ngăn chặn độ ẩm từ nền nhà có khả năng đi vào cốt gỗ gây hỏng hóc
Các loại gỗ được dùng để chế tạo sàn gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp có tới 6 loại hay được dùng trong sản xuất công nghiệp. Đó là: Gỗ MFC, MDF, HDF, Plywood, gỗ ghép thanh và ván gỗ nhựa. Tuy nhiên, để tạo ra sàn gỗ thì chỉ có 3 loại chính: MDF, HDF
Sàn gỗ công nghiệp làm từ gỗ MDF
Gỗ MDF là những sợi gỗ dạng cellulo nhỏ, được nghiền ra từ những nguyên liệu cơ bản như gỗ vụn, nhánh cây…Các sợi này liên kết, trộn cùng keo, chất kết dính, chất độn để tạo thành gỗ MDF hoàn chỉnh
Gỗ MDF được phân thành 3 loại chính: MDF trơn, chịu nước và Veneer. Trong đó, MDF trơn là dòng được dùng nhiều nhất.
Ưu, nhược điểm khi dùng sàn gỗ MDF:
Ưu điểm:
+ Chi phí hợp lý
+ Độ bền cao
Nhược điểm:
+ Tính ổn định kém
+ Không có độ nhẵn bóng
+ Độ cứng còn thấp
+ Sản phẩm sản xuất giá rẻ vẫn không có khả năng chống nước cao
Sàn gỗ công nghiệp làm từ gỗ HDF
Gỗ HDF là loại gỗ có tỷ lệ bột gỗ tự nhiên cao từ 80-90%, phần ít còn lại là các chất phụ gia, kết dính nguyên liệu với nhau. Do đó, sản phẩm này thường được dùng chủ yếu để lát sàn nhà, nó có những lợi ích và hạn chế như:
- Về lợi ích sàn gỗ HDF
+ Có khả năng cách âm tốt
+ Khả năng chống mối mọt, ẩm ướt cao
+ Bề mặt nhẵn bóng, độ cứng lớn
+ Chống vênh, cong tốt
- Hạn chế:
+ Sợ nước
+ Giá thành cao
Ưu, nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp so với sàn gỗ thường
✅Loại sàn gỗ | Sàn gỗ công nghiệp | Sàn gỗ thường (tự nhiên) |
✅Về giá thành | – Giá rẻ hơn | – Giá cực đắt |
✅Khả năng chống ẩm | – Chịu ẩm kém | – Chống ẩm cao |
✅Khả năng chống mối mọt, cong vênh | Có khả năng chống mối mọt, trầy xước, bám bẩn, cháy nổ, cong vênh, nấm mốc cực tốt | – Hoàn toàn không có khả năng chống mối mọt, trầy xước, bám bẩn, cháy nổ, cong vênh, nấm mốc |
✅Khả năng bạc màu do tia UV | Không | Có, nếu dùng lâu dài |
✅Màu sắc | Đa dạng | Ít màu để lựa chọn |
✅Khả năng bảo dưỡng | Dễ vệ sinh, lau dọn do ở các mối ghép ít khe hở | Khó lau dọn do ở mối ghép vẫn còn khe hở |
Tiêu chí đánh giá sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn chất lượng
Để đánh giá sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn chất lượng hay chưa, cần căn cứ vào một số yếu tố sau:
- Lớp cốt gỗ phải chất lượng hàng đầu
Cốt gỗ là thành phần cực kỳ quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, niên han sử dụng cũng như chất lượng chung của loại sàn gỗ đó ra sao.
Thông thường, để lát sàn gỗ, người ta thường chọn loại sàn làm từ gỗ HDF. Vì sao? Bởi lẽ, đây là loại làm từ bột gỗ tự nhiên cao, chiếm tới tối đa 90%. Do vậy, nó rất bền, chắc chắn, lại không có độ cong vênh sản phẩm. Để chọn đúng loại sàn làm từ nguyên liệu gỗ HDF, bạn cần quan tâm đến: Thông số về tỷ trọng, mật độ ép cùng khối lượng cốt gỗ tính trên đơn vị m3 là bao nhiêu. Từ đó, tránh được những mẫu gỗ kém chất được, nhái, đảm bảo cho sàn nhà của bạn được dùng lâu dài, bền vững với thời gian nhất có thể.
- Độ cứng của sản phẩm
Bằng cách lấy móng tay ấn vào mặt cắt của tấm sàn, bạn sẽ thấy được độ cứng của sản phẩm như thế nào? Nhờ vậy, đi đến quyết định mua hay không dễ dàng hơn.
- Sự thẩm thấu để đánh giá khả năng chống ẩm
Kiểm tra độ thẩm thấu để biết xem mẫu sàn đó chống ẩm tốt không qua cách nhỏ khoảng 1 giọt nước lên bề mặt sàn. Nếu giọt nước còn nguyên, tức sản phẩm có khả năng chịu ẩm tốt. Và ngược lại, giọt nước nhanh bị thấm, đồng nghĩa với việc sàn có nguy cơ mối mọt, ẩm ướt khi dính nước
- Đánh giá khả năng chống nước
Một sản phẩm sàn gỗ công nghiệp có khả năng chống nước tốt khi hệ số trưởng nở ở mức thấp nhất. Kiểm tra điều này bằng quy trình sau: Cắt một mẫu sàn gỗ nhỏ ra, để ngâm trong nước nhiều giờ, vất ra, quan sát và kiểm tra độ nở bằng mắt và thiết bị chuyên dụng.
- Khả năng chống trầy xước
Xem thông tin về các chỉ số độ bền AC, khả năng chịu va đập IC ghi trên tờ giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này để xem chúng ở mức nào. Nếu số liệu cao, tức sàn gỗ đó có thể chịu tác động tốt, không dễ bị trầy xước. Bạn cũng có thể trực tiếp kiểm tra bằng cách cào nhẹ sản phẩm, gõ sàn thử…
- Độ bền màu vân gỗ
Độ bền màu vân gỗ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá xem sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đó có chất lượng hay không. Thông thường, với những sàn gỗ không sơn, được bảo quản trong điều kiện tốt thì chúng sẽ có màu sắc không thay đổi theo thời gian. Còn nếu sàn thường xuyên bị tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều thì màu sẽ màu vân sẽ bị bạc nhanh hơn
- Độ an toàn
Cần xem xét độ an toàn của sản phẩm để đánh giá xem sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đó có thực sự thân thiện, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng hay không
Gợi ý cách chọn sàn gỗ phù hợp cho bạn
Nhằm giúp bạn tìm được loại sàn gỗ ưng ý nhất, Sàn Gỗ Nguyễn Kim xin chia sẻ một số cách chọn sàn như sau:
- Về diện tích:
+ Nếu diện tích lát lớn, mặt sàn rộng và có điều kiện kinh tế thì nên chọn loại sàn gỗ có độ dày từ 12mm trở lên để chúng có khả năng bền, chịu nước lớn hơn cũng như chứa độ cứng cáp cao
+ Nếu diện tích lát nhỏ, chỉ từ 10-20m2 thì chọn loại sàn có độ dày 8 mm nhằm tối ưu hóa chi phí nhất có thể.
- Về loại sàn
Tùy vào từng khu vực trong nhà mà chọn loại sàn khác nhau để tạo điểm nhấn cũng như giúp mặt sàn luôn đẹp, bền vững hơn. Chả hạn như:
+ Với nơi hay đi lại thường xuyên, cần chọn sàn có độ chống mài mòn cao
+ Với khu vực ngoài trời, nên chọn sàn gỗ lát ngoài riêng. Bởi vì, loại sàn gỗ này thích hợp nhất để lát trong nhà. Ngoài địa điểm này, nếu lắp ở ngoài trời, nơi có ánh sáng chiếu vào dễ gây hỏng hóc cho sàn, khiến giảm giá trị sử dụng của sàn xuống ít nhiều.
Nguồn: Internet